Niềng răng hay chỉnh nha là một thuật ngữ được sử dụng trong nha khoa, là một phương pháp sử dụng các khí cụ nha khoa để chỉnh sửa lại các khuyết điểm răng mọc lệch lạc, hô, móm, thưa...về đúng vị trí cải thiện thẩm mỹ phù hợp với gương mặt và đảm bảo sức khỏe răng miệng. Vậy "Niềng răng là gì? Và niềng răng như thế nào?" sẽ được giải thích trong bài dưới đây.
♣ Khi nào nên điều trị niềng răng?
Trước đây theo quan niệm thì thời gian điều trị chỉnh nha thích hợp nhất là 9-12 tuổi, vì đây là giai đoạn phát triển đã thay hết răng vĩnh viễn đồng thời cũng là giai đoạn phát triển của cơ thể con người. Các bác sỹ thường sẽ dựa theo sự phát triển này để điều chỉnh giúp cho thời gian điều trị nhanh và sao cho hiệu quả cao nhất. Nhưng với sự phát triển và cải tiến của các khí cụ do đó mà ngày nay độ tuổi nào chỉnh hình cũng mang lại hiệu quả tối đa. Vậy quy trình niềng răng là như thế nào?♣ Quy trình niềng răng như thế nào?
1.Thăm khám và tư vấn
+ Đầu tiên, bác sỹ sẽ tiến hành thăm khám tổng quát tình trạng sức khỏe răng miệng của bệnh nhân, từ đó đánh giá tình trạng răng miệng khó dễ như thế nào.+ Chụp phim X-quang xương hàm.
Tại Nha khoa quốc tế Dencos, máy CBCT OP 300 được sử dụng độc quyền trong việc chẩn đoán hình ảnh giúp bác sỹ xác định cụ thể cấu trúc xương hàm, phân tích chính xác tình trạng răng mọc lệch lạc trên cung hàm.
Việc phân tích trên máy tính các hình ảnh chuyên sâu, từ đó sử dụng phần mềm thiết kế chỉnh nha để lên phác đồ điều trị cụ thể, giúp bệnh nhân hiểu được tình trạng răng hàm của mình như thế nào, thấy được kết quả trước và sau niềng răng ra sao, thời gian niềng răng dự kiến trong bao lâu...
Bác sỹ tiến hành thăm khám tổng quát tình trạng răng miệng bệnh nhân.
2. Lên phác đồ điều trị+ Dựa trên kết quả thăm khám, bác sỹ sẽ đưa ra phác đồ điều trị cụ thể.
+ Các phương pháp niềng răng thẩm mỹ được phân loại sao cho phù hợp với tình trạng răng, hàm, điều kiện thời gian, chi phí bao gồm: mắc cài kim loại, mắc cài sứ, mắc cài tự khóa, mắc cài mặt lưỡi.
+ Bác sỹ cùng trao đổi với bệnh nhân những vấn đề liên quan đến niềng răng giúp bệnh nhân hiểu rõ hơn việc điều trị của mình.
Bác sỹ và bệnh nhân trao đổi về việc điều trị
3. Lấy dấu hàm răng
+
Bác sĩ sẽ tiến hành lấy những thông số dấu hàm cụ thể trên răng bệnh
nhân. Những dữ liệu này sẽ được đánh giá và phân tích kết hợp với đánh
giá toàn bộ các vấn đề khớp thái dương hàm, cơ nhai...Dữ liệu lâm sàng
sẽ được nhập liệu trong phần mềm chỉnh nha chuyên dụng để phân tích và theo dõi trong suốt quá trình điều trị.
+ Các kỹ thuật viên sẽ sử dụng phần mềm máy tính để chế tạo các khí cụ niềng răng tương thích với từng trường hợp cụ thể.
4. Đeo mắc cài niềng răng
+ Bác sỹ thực hiện cạo vôi răng, vệ sinh răng miệng sạch sẽ cho bệnh nhân.
+ Bác sỹ đeo mắc cài cho bệnh nhân, đeo thun định hình và tạo lực kéo như những tính toán trước đó.
5. Theo dõi chỉnh nha
+
Trong suốt thời gian niềng răng, bác sỹ sẽ hẹn lịch tái khám cụ thể với
bệnh nhân. Thông thường khoảng 3 tuần bệnh nhân đến tái khám 1 lần. Tuy
nhiên với kỹ thuật niềng răng không mắc cài (niềng răng trong suốt)
thời gian đi đến phòng khám sẽ được hạn chế đáng kể.
+ Trong các lần tái khám, bệnh nhân sẽ được chụp hình và phim, bác sỹ sẽ theo dõi và đánh giá khả năng di chuyển của các răng.
Sở hữu nụ cười tỏa sáng là mong ước của nhiều người
Thời
gian niềng răng khá lâu từu 1-3 năm, tùy vào mức độ nặng nhẹ. Tuy nhiên
có thể rút ngắn thời gian điều trị hơn dự kiến khi bạn tuân thủ đúng
theo lời dặn của bác sỹ, tái khám đúng hẹn. Khi niềng răng bệnh nhân vẫn
có thể ăn uống bình thường trừ các đồ ăn cũng, dai, hoặc dính như:
xương, sụn, kẹo cao su...
Với những chia sẻ trên đây, chắc hẳn các bạn đã hiểu niềng răng là gì và niềng răng như thế nào
rồi nhé. Phương pháp niềng răng không chỉ mang lại cho bạn nụ cười tỏa
sáng mà còn điều chỉnh khớp cắn để bạn sở hữu một nụ cười đẹp và khỏe
mạnh.
Cảm ơn vì đã quan tâm đến dịch vụ của chúng tôi!
Nguồn: http://chamsocrang.org/
Ý kiến bạn đọc [ 0 ]
Ý kiến của bạn